Thị trường mỹ phẩm: sân nhà không đãi chủ – MyPhamOriflame.vn

MyPhamOriflame.vn – Với quy mô dân số 83 triệu người, tốc độ tăng trưởng kinh tế cao và thu nhập của người dân không ngừng được cải thiện, Việt Nam trở thành một thị trường béo bở cho các thương hiệu mỹ phẩm và là một trong ba thị trường mỹ phẩm được chú ý nhất trên thế giới (Việt Nam, Trung Quốc, Thổ Nhĩ Kỳ). Năm 2004, tổng doanh thu của thị trường mỹ phẩm Việt Nam – chỉ riêng sản phẩm trang điểm và chăm sóc da -đã đạt khoảng 1.900 tỉ đồng. Hấp dẫn là vậy, nhưng miếng bánh ngon này đang được bày bán như thế nào?

San nha khong dai chu - My Pham Oriflame Blog

Thị trường mỹ phẩm thế giới có thể chia thành 4 dòng hàng: quý tộc, cao cấp, hàng hiệu và hàng phổ thông. Ở Việt Nam đã có đại diện của cả bộ tứ này. Ảnh: A.Q

Cuộc đua đẳng cấp

Thị trường mỹ phẩm thế giới có thể chia thành 4 dòng hàng: quý tộc, cao cấp, hàng hiệu và hàng phổ thông. Ở Việt Nam đã có đại diện của cả bộ tứ này, nhưng năm 2005, diễn biến thị trường tập trung nhiều hơn ở 2 dòng hàng sau.

Trung tâm thương mại Diamond Plaza (TP.HCM) là nơi có thế mạnh về kinh doanh mỹ phẩm. Đại diện Diamond cho biết, doanh thu của khu vực mỹ phẩm (18 shop) chiếm khoảng 20% tổng doanh thu. Bình quân mỗi hoá đơn ở khu vực này là 2 – 3 triệu đồng và mức cao nhất đã từng mua sắm ở đây là 30 triệu đồng/ hoá đơn. Việc phân chia diện tích và giá trị thương hiệu được gắn chặt theo một sự sắp xếp ngầm: nhãn hiệu có giá trị toàn cầu sẽ được sắp xếp gần nhau và ở vị trí đẹp nhất, có diện tích khoảng 50- 60m 2 . Tương tự là các nhãn hiệu giá trị khu vực, diện tích được xếp khoảng 20- 25m 2 .

Tháng 10.2005, nhãn hiệu Estée Lauder chính thức có mặt ở Việt Nam đã là một “sự kiện” trong giới kinh doanh mỹ phẩm. Và việc Estée Lauder không chọn TTTM Diamond mà là Parkson để “an vị”, nghiễm nhiên ưu tiên ở vị trí đẹp nhất, khiến cho Shiseido- một nhãn hiệu cao cấp có mặt trước trên thị trường, phải “ngậm ngùi” nhường chỗ cũng là câu chuyện đáng quan tâm của thương hiệu.

Nhận thấy tiềm năng ở thị trường mỹ phẩm Việt Nam, ông Michel Grunberg, phó chủ tịch cao cấp tập đoàn Estée Lauder, tổng phụ trách khu vực châu Á – Thái Bình Dương đã đến Việt Nam cách đây 8 năm. Ông đã có 12 chuyến đến Việt Nam để tìm hiểu văn hoá, thói quen sử dụng mỹ phẩm, khả năng mua hàng… Ông Michel nói: “Sở dĩ phải nghiên cứu kỹ vì chúng tôi không chỉ bán hàng mà là mở rộng thị trường, không chỉ đến mà còn muốn ở lại lâu dài”. Ông cũng cho biết thêm: năm 1990 khi E. Lauder vào Thái Lan, doanh thu rất nhỏ; nhưng sau 15 năm Thái Lan đã trở thành thị trường lớn nhất trong tổng số doanh thu. Việt Nam là nước láng giềng và đó là cơ sở để đặt niềm tin.

Thuộc dòng hàng cao cấp, năm qua Clinique và Shiseido tích cực giới thiệu thêm dòng sản phẩm cho nam giới như một sự đón đầu xu hướng thị trường. Mới đây, Guerlain – một nhãn hiệu mỹ phẩm của Pháp với lịch sử hơn 170 năm, cũng đã có những động thái tiếp cận thị trường khi thông báo tìm đại lý. Năm 2006, một nhãn hiệu thuộc hàng quý tộc là Lancôme cũng sẽ vào Việt Nam.

Hàn Quốc và hàng ngoại “phủ sóng”

Có thể nói hoạt động ở dòng hàng mỹ phẩm phổ thông đang diễn ra rất nhộn nhịp. Nổi trội có nhóm sản phẩm bán hàng trực tiếp, với hai nhãn hiệu đang cạnh tranh sát nút là Oriflame và Avon. Khi mới xuất hiện vào năm 2003, cách thức bán hàng trực tiếp của hãng mỹ phẩm Thuỵ Điển Oriflame còn rất mới mẻ nhưng đến giờ này, họ đã có đội ngũ hàng chục ngàn tư vấn viên. Theo số liệu của Euromonitor, năm 2004 Oriflame chiếm 34% thị trường mỹ phẩm trang điểm Việt Nam. Ông Fredrik Widell – tổng giám đốc Oriflame Việt Nam tự tin cho biết: “Xuất xứ châu Âu nhưng chúng tôi hiểu rõ thị trường châu Á. Ví dụ Oriflame có riêng sản phẩm dưỡng sáng da hợp với phụ nữ Việt Nam ước mong có làn da trắng. Thị trường mỹ phẩm Việt Nam rất hấp dẫn. 400 sản phẩm mỹ phẩm đang có ở thị trường này vẫn chưa đáp ứng hết nhu cầu, do đó trong năm 2006 chúng tôi sẽ tiếp tục đưa vào thị trường Việt Nam thêm 150 sản phẩm mới”.

Danh mục sản phẩm Oriflame (tất cả các sản phẩm của Oriflame)

Nước hoa | Trang điểm | Dưỡng da

Chăm sóc cá nhân | Dành cho nam giới (for men) | Dành cho bé yêu

Thực phẩm bổ sung dinh dưỡng Wellness by Oriflame

Avon dù gia nhập sau (tháng 5.2004 ), nhưng ưu thế với nhà máy sản xuất tại chỗ nên giá thành rẻ hơn và cũng nhắm đến đối tượng khác bình dân hơn. Điểm chung của hai nhãn hiệu này là vừa bán sản phẩm cho nữ giới đồng thời cũng tạo việc làm và thu nhập thêm cho chính họ. Bằng cách dựa vào đội ngũ tư vấn viên bán sản phẩm cho bạn bè, đồng nghiệp, người thân… của chính họ, Oriflame và Avon đã tiết kiệm được rất nhiều chi phí quảng cáo mà doanh thu vẫn luôn tăng trưởng ổn định.

Sau sự “khai phá thị trường” thành công của mỹ phẩm Hàn Quốc mà đại diện tiêu biểu là DeBon năm 1997, giờ đây mỹ phẩm Hàn Quốc đã xâm nhập cả thị trường mỹ phẩm “bình dân” ở Việt Nam với quy mô đáng chú ý.

Đưa ra quan điểm “mỹ phẩm như là thực phẩm hàng ngày”, Missha và The Face shop có tham vọng thay đổi thói quen và quan niệm tiêu dùng của người Việt Nam cho rằng “mỹ phẩm là hàng xa xỉ”, “tiền nào của nấy”. Hai nhãn hiệu Hàn Quốc này đã cắt giảm tối đa các chi phí bao gói không cần thiết nên giá thành rất “mềm”, chỉ từ 39.000đ trở lên; đồng thời bán sản phẩm thông qua hệ thống cửa hàng trực tiếp, không thông qua kênh phân phối trung gian. Kế hoạch của Missha trong 3 năm đầu sẽ lập 100 cửa hàng trên toàn quốc và một nhà máy với dây chuyền hiện đại từ Hàn Quốc chiết xuất và đóng gói mỹ phẩm tại khu công nghiệp Cát Lái II, nhằm phục vụ cho thị trường trong cả khối ASEAN… Bà Đặng Lệ Hằng, trưởng phòng tiếp thị và bán lẻ của Missha tuyên bố: “Mục tiêu của Missha là trở thành nhãn hiệu mỹ phẩm hàng đầu tại Việt Nam, hàng đầu chứ không phải là nằm trong top”.

Cuối tháng 12, lại thêm một nhãn hiệu mỹ phẩm Hàn Quốc thâm nhập là Green B với giá từ 36.000 – 85.000đ/sản phẩm được phân phối thông qua hệ thống khoảng 3.000 điểm chợ, siêu thị và shop bán mỹ phẩm, showroom…

Theo nghiên cứu của công ty Golden Lotus, đơn vị phân phối Green B, nhu cầu làm đẹp của phụ nữ Việt Nam đang tăng nhanh và sau 25 tuổi, họ có xu hướng dùng hàng hiệu. Người Việt Nam mới chỉ chi 4USD/người/năm, quá ít khi so với thị trường khu vực Đông Nam Á(người Thái Lan chi 20USD/người/năm). Trong khi đó, thu nhập của người Việt Nam tăng nhanh cùng nhịp độ GDP hằng năm là trên 7%. Tính đến nay, thị trường này đã đạt tốc độ tăng trưởng 20%/năm, tốc độ mua sắm 3 tháng/lần đối với sản phẩm chăm sóc da và 6 tháng/lần đối với mỹ phẩm trang điểm. Theo các chuyên gia dự đoán, thị trường mỹ phẩm Việt Nam sẽ tăng 30%/năm từ nay đến năm 2010.

Những số liệu và thông tin trên có khiến cho các nhãn hiệu mỹ phẩm Việt Nam quan tâm và lo âu khi mình đang thua ngay trên sân nhà?

Thu Hiền

Sài Gòn Tiếp Thị Online, ngày 27/12/2005


@Dành cho quảng cáo

Oriflame là công ty mỹ phẩm thiên nhiên từ Thụy Điển, thành lập 1967. Oriflame có mặt ở Việt Nam từ năm 2003. Sau 7 năm hoạt động, Oriflame đã vươn lên trở thành một trong những công ty có thị phần mỹ phẩm hàng đầu tại Việt Nam. Bạn có thể yên tâm về chất lượng của mỹ phẩm Oriflame vì:

  • Mỹ phẩm được chiết khấu từ các thành phần có nguồn gốc thiên nhiên
  • Sản phẩm được thử nghiệm trên người tình nguyện trước khi tung ra thị trường (đảm bảo 100% không gây tác hại cho người sử dụng)
  • Mỹ phẩm được nhập khẩu trực tiếp (giá cả lại rất phải chăng)

www.NgocThuyShop.com chuyên phân phối mỹ phẩm Oriflame online, giao hàng tận nơi và tư vấn miễn phí. Hãy ghé thăm website www.NgocThuyShop.com để tìm cho mình một bộ mỹ phẩm Oriflame ưng ý. Đảm bảo bạn sẽ hài lòng với chất lượng của mỹ phẩm Oriflame và dịch vụ do website www.NgocThuyShop.com cung cấp.


Đỗ Ngọc Thúy

Tư vấn viên công ty mỹ phẩm Oriflame

Email: mariathuydo@yahoo.com

Di động: 0909.502.656

Tel/Fax: 08.62991925

Website: NgocThuyShop.com | MyPhamOriflame.vn | NgocThuyGroup.com

————————

Y!M: mariathuydo

Skype: mariathuydo

Google Talk: mariathuydo